Đo đạc vết Cacbon Vết_cacbon

Vết cacbon của một cá nhân, quốc gia hay tổ chức có thể được đo lường bằng việc đánh giá khí thải nhà kính (GHG emissions) hoặc các biện pháp tính toán khác để biểu thị khí cacbon tồn đọng. Một khi biết được quy mô của vết cacbon, một chiến lược có thể được đề ra để giảm thiểu nó, ví dụ như bằng sự phát triển kĩ thuật, nâng cao quản lí quy trình và sản phẩm, chuyển đổi sang tiêu dùng xanh trong cộng đồng và trong chính phủ (Green Private Procurement - GPP), thu hồi cacbon, chiến lược chi tiêu, v.v.

Hiện nay đã có một vài máy tính để tính vết cacbon trực tuyến miễn phí[6], trong số đó được hỗ trợ bởi các dữ liệu và bộ tính toán ngang hàng công khai cung cấp bởi đại học California, tập đoàn nghiên cứu CoolClimate Network của Berkeley và quỹ đầu tư CarbonStory[7][8][9]. Những trang web này sẽ yêu cầu người xem trả lời một số câu hỏi về chế độ ăn, phương tiện di chuyển, kích thước nhà ở, mua sắm, các hoạt động giải trí, lượng điện, khí đốt và đồ gia dụng như máy sấy hay tủ lạnh đã sử dụng, vv. Trang web sau đó sẽ tính toán vết cacbon của người thực hiện dựa trên việc trả lời các câu hỏi đó. Một hệ thống đánh giá bằng văn bản được sử dụng nhằm xác định cách tốt nhất để tính toán vệt cacbon của một cá nhân/ hộ gia đình. Đánh giá này được dựa trên 13 phương pháp tính và sau đó sử dụng các phương pháp chung để kiểm tra 15 bộ máy tính vét cacbon phổ biến nhất. Một kết quả nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Christopher  Weber từ trường đại học Carnegie Mellon đã nhận ra rằng việc  tính toán vết cacbon cho các sản phẩm thường không mang lại kết quả mong muốn. Sự đa dạng ở sở hữu hàng hóa điện trong sản xuất, vận chuyển, và kĩ thuật lạc hậu được dùng để sản xuất có thể khiến việc tính toán khó khăn hơn để cho ra một vết cacbon chính xác. Cho nên việc đặt câu hỏi và giải quyết độ chính xác của các kĩ thuật về vết cacbon là rất quan trọng, đặc biệt là do sự phổ biến của nó[10].

Vết cacbon có thể làm giảm nhờ sự phát triển của các dự án thay thế, như là quang năng và phong năng, những nguồn năng lượng thân thiện môi trường, hay tài nguyên tái tạo, tái tạo rừng, phủ xanh đồi trọc và đất rừng bị tàn phá trước đây. Những ví dụ đó được gọi là Chuyển đổi cacbon (Carbon Offset), nhằm chống lại lượng khí thải cacbon điôxit với mức giảm tương đương cacbon đioxit trong khí quyển.[11]

Ảnh hưởng chính lên vết cacbon bao gồm dân số, sản lượng kinh tế, năng lượng và tác động của cacbon lên nên kinh tế[12]. Những nhân tố này chính là mục tiêu quan trọng để làm giảm dấu vết cacbon của cá nhân và các doanh nghiệp. Sản xuất tạo ra một lượng lớn vết cacbon, các học giả cho rằng việc làm giảm lượng năng lượng cần thiết cho sản xuất có thể sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để làm giảm dấu cacbon. Điều này dựa trên thực tế rằng điện năng hiện chiếm tới 37% lượng khí thải Cacbon Điôxit[13]. Việc lọc khí thải trong sản xuất than đá đã làm giảm khí thải cacbon một cách đáng kể.; từ những năm 1980, lượng năng lượng được dùng trong sản xuất thép đã giảm 50%.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vết_cacbon http://www.isa.org.usyd.edu.au/publications/docume... http://www.claverton-energy.com/carbon-footprints-... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://coolclimate.berkeley.edu/carboncalculator http://lipasto.vtt.fi/yksikkopaastot/henkiloliiken... http://www.co2list.info/1/category/hydroelectricit... http://iga.igg.cnr.it/documenti/IGA/Fridleifsson_e... http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/es102221h http://www.buses.org/files/2008ABAFoundationCompar... http://www.co2list.org/files/calculators.htm